I. Lãnh đạo phòng
1. Ông: Phan Viết Chiến Chức vụ: Trưởng phòng
2. Bà: Nguyễn Hồng Thịnh Chức vụ: Phó Trưởng phòng

II. Tổ chức bộ máy: Gồm 5 đồng chí.
TT
|
Họ Và Tên
|
Chức vụ
|
Trình độ
|
Điện thoại
|
1
|
Phan Viết Chiến
|
Trưởng phòng
|
Thạc sĩ
|
0912031830
|
2
|
Nguyễn Hồng Thịnh
|
Phó Trưởng phòng
|
Thạc sĩ
|
0915832399
|
3
|
Nguyễn Thị Thứ
|
Nhân viên
|
Đại học
|
0941781868
|
4
|
Trần Thị Hồng
|
Nhân viên
|
Thạc sĩ
|
0918199800
|
5
|
Trần Văn Thắng
|
Nhân viên
|
Thạc sĩ
|
0981931685
|
III. Chức năng nhiệm vụ
1. Chức năng
- Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Ban Giám hiệu nhà trường trong công tác đào tạo.
- Là đơn vị đầu mối liên kết các hoạt động đào tạo thành một thể thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ trong nhà trường
- Tham mưu giúp việc cho Ban Giám hiệu nhà trường trong công tác công tác thi; kiểm tra việc thực hiện nội dung chất lượng giảng dạy, kế hoạch, tiến độ giảng dạy của các Khoa, Trung tâm; kiểm định chất lượng đào tạo.
2. Nhiệm vụ
2.1. Tham mưu cho Ban Giám hiệu trong việc hoạch định chiến lược phát triển đào tạo của nhà trường
Tổ chức, triển khai và phối hợp với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ đào tạo trong trường, nghiên cứu và đề xuất với Ban Giám hiệu về các mục tiêu và định hướng phát triển các trình độ và loại hình đào tạo, cơ cấu ngành nghề, mở các nghề mới và chương trình đào tạo và các nguồn lực phục vụ đào tạo.
2.2. Xây dựng, hệ thống các văn bản liên quan tới công tác quản lý các hoạt động đào tạo
- Soạn thảo, trình Hiệu trưởng ký ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy chế, quy định liên quan tới công tác quản lý điều hành các hoạt động đào tạo của nhà trường;
- Tập hợp số liệu và làm các báo cáo về công tác đào tạo theo yêu cầu của các Bộ, Sở, Ngành liên quan và Ban Giám hiệu theo quy định;
- Tổ chức, hướng dẫn và hoàn thiện hồ sơ mở ngành học mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nhà trường;
- Soạn thảo các quyết định thu học phí; quyết định phân bổ chỉ tiêu học bổng cho HSSV;
- Soạn thảo, theo dõi các hợp đồng đào tạo, dịch vụ trong và ngoài trường.
2.3. Tổ chức xây dựng, điều chỉnh và quản lý chương trình, giáo trình, tài liệu
- Tổ chức và phối hợp với các phòng, khoa trong việc sửa đổi, điều chỉnh chương trình cho phù hợp với yêu cầu đào tạo và xây dựng chương trình cho các ngành học mới;
- Tổ chức, triển khai và phối hợp với các khoa, phòng tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ học tập, giảng dạy;
- Quản lý thống nhất khung chương trình đào tạo của các ngành nghề và hệ đào tạo.
2.4. Công tác tuyển sinh, mở lớp, khai bế giảng
- Xây dựng phương án và chỉ tiêu tuyển sinh các hệ và ngành nghề đào tạo hàng năm trình Hiệu trưởng phê duyệt; phối hợp với Trung tâm Tuyển sinh và GTVL để tổ chức tuyển sinh, nhập học;
- Tổng hợp danh sách trúng tuyển, phân bổ ngành nghề đào tạo, soạn thảo các quyết định mở lớp và trình Hiệu trưởng phê duyệt;
- Chủ trì trong công tác khai giảng, bế giảng năm học, khóa học.
2.5. Xây dựng, tổ chức, triển khai và giám sát thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch đào tạo
- Xây dựng kế hoạch giảng dạy toàn khoá, năm học, học kỳ cho các khoá đào tạo. Chủ trì việc tính toán, thực hiện giao khối lượng, nội dung tổng thể chương trình đào tạo từng học kỳ cho các khoa chuyên môn. Chịu trách nhiệm bố trí, xây dựng thời khóa biểu cho các môn học chung;
- Phối hợp với các phòng, khoa có liên quan xây dựng kế hoạch giáo viên, kế hoạch vật tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, thông qua lịch giảng dạy của giáo viên từng học kỳ, năm học;
- Xây dựng kế hoạch thi tốt nghiệp cho các khoá học, chuẩn bị các quyết định về việc tổ chức các Hội đồng thi tốt nghiệp, Ban chỉ đạo Hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp trường, Hội đồng đánh giá kỹ năng nghề;
- Xây dựng kế hoạch, chủ trì tổ chức thực hiện dự giờ, Hội giảng giáo viên, đánh giá kỹ năng nghề; tổng hợp đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên hàng năm.
- Tổ chức, giám sát và phối hợp với phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng thực hiện công tác kiểm tra chức nghiệp và chất lượng đào tạo, tiến độ đào tạo thường xuyên, đột xuất theo thời khóa biểu và kế hoạch đã được phê duyệt đối với tất cả các khoá đào tạo trong và ngoài trường;
- Thường trực Hội đồng sư phạm nhà trường; phối hợp với phòng Công tác HSSV thực hiện công tác giảng dạy Quy chế học tập, giáo dục và rèn luyện HSSV nhà trường trong quá trình đào tạo; đề nghị khen thưởng học sinh trong học tập;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức mở đào tạo các lớp liên kết, liên thông, các lớp bồi dưỡng, học thêm, ôn tập theo nhu cầu đào tạo được Ban Giám hiệu phê duyệt;
- Thực hiện công tác báo cáo, tổng hợp giờ giảng của giáo viên định kỳ theo qui định học kỳ, năm học từ các khoa, phòng.
2.6. Quản lý kết quả học tập và công tác giáo vụ
- Quản lý kết quả học tập của HSSV; chỉ đạo các khoa nhập điểm của HSSV, kiểm tra giám sát dữ liệu nhập điểm của các đơn vị, giải quyết các đơn từ, yêu cầu về sửa điểm, chuyển điểm, bảo lưu điểm của HSSV và của các đơn vị;
- Hướng dẫn giáo viên sử dụng và thực hiện các biểu mẫu, sổ sách, phổ biến các quy chế, quy định về giảng dạy;
- Thường trực hội đồng xét điều kiện dự thi, tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh sinh viên theo qui chế. Hoàn thành các văn bản, quyết định công nhận điều kiện thi tốt nghiệp của học sinh và thông qua hội đồng thi;
- Tổng hợp kết quả học tập của HSSV phục vụ các yêu cầu báo cáo và các nhiệm vụ khác của nhà trường. In ấn bảng kết quả học tập của HSSV khi tốt nghiệp;
- Tiếp nhận đơn và trình BGH duyệt giải quyết cho HSSV nghỉ học tạm thời, thôi học, trở lại học, học lại cùng khóa sau, chuyển hệ, chuyển trường;
- Lập và quản lý sử dụng các biểu mẫu, sổ sách, học bạ, phổ biến các quy chế, quy định về giảng dạy;
- Quản lý hồ sơ, danh bạ học sinh sinh viên, hồ sơ các khóa học, kết quả học tập của học sinh sinh viên theo quy định;
- Phối hợp với các đơn vị chức năng khác thực hiện hưởng chế độ cho học sinh thuộc diện chính sách;
- Xác nhận là HSSV của Trường để được vay tín dụng đào tạo và HSSV thuộc diện chính sách được hưởng các chế độ trợ cấp của Nhà nước; tạm hoãn nghĩa vụ quân sự;
- Quản lý in ấn, cấp phát văn bằng, chứng chỉ cho người học theo qui định. Quản lý danh sách tốt nghiệp.
2.7. Công tác khảo thí
- Phối hợp, tham gia và giám sát các công tác về thi, đánh giá kết quả học tập của HSSV; kiểm tra thẩm định tính chính xác của việc chấm thi thường xuyên, đột xuất hoặc khi có phản ánh;
- Phối hợp tổ chức thi tốt nghiệp cho HSSV hệ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề theo kế hoạch, bao gồm các khâu: ra đề, nhân đề thi, tổ chức coi thi, chấm thi và lưu trữ, phân tích xử lý các kết quả thi, phúc khảo thi;
- Tham gia hội đồng xét điều kiện dự thi, hội đồng thi, hội đồng xét công nhận tốt nghiệp;
- Quản lý và phối hợp với các khoa khai thác sử dụng bộ ngân hàng câu hỏi trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HSSV;
- Chủ trì thực hiện công tác tổ chức thi và đánh giá kết quả học tập của HSSV theo hướng độc lập giữa quá trình đào tạo và quá trình đánh giá;
- Đề xuất cải tiến phương thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập của HSSV phù hợp với trình độ đào tạo.
- Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công tác soạn thảo đề thi, chấm thi và đánh giá kết quả thi.
2.8. Công tác kiểm định chất lượng
- Chủ trì trong việc tổ chức và hướng dẫn công tác kiểm định chất lượng trường và kiểm định chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho các đơn vị trong trường hàng năm;
- Thực hiện nhiệm vụ điều phối viên, tổng hợp báo cáo kiểm định khi có các hoạt động đánh giá ngoài do Tổng Cục Dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tiến hành tại nhà trường;
- Đề xuất trang bị, quản lý và sử dụng các phương tiện cần thiết phục vụ cho hoạt động kiểm định chất lượng của nhà trường.
2.9. Công tác thanh, kiểm tra các hoạt động đào tạo
- Phối hợp với các khoa chuyên môn thực hiện kiểm tra chức nghiệp, nề nếp giảng dạy và học tập của giảng viên, giáo viên và HSSV;
- Tổng hợp, theo dõi thực hiện kế hoạch thanh tra, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn của các các khoa chuyên môn;
- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch, chương trình, nội dung, quy chế đào tạo, quy chế thi, cấp văn bằng, chứng chỉ;
- Giám sát thi tốt nghiệp, thi kết thúc MH/MĐ;
- Báo cáo những kiến nghị, đề xuất sau khi thi tốt nghiệp;
- Kiểm tra chức nghiệp giáo viên các khoa nghề tối thiểu 2 lần/ tuần;
- Quản lý các tài sản và đồ dùng trang thiết bị của phòng;
- Đề xuất các giải pháp phân cấp tăng quyền tự chủ của các đơn vị đào tạo;
- Quản trị phần mềm quản lý đào tạo;
- Phụ trách trang web của nhà trường;
- Tham gia nghiên cứu khoa học của đơn vị;
- Tham gia giảng dạy theo quy định.
- Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban Giám hiệu.