Lịch sử phát triển của nhà trường
27/06/2023 1.007 lượt xem

Căn cứ Quyết định số 261/QĐ-BLĐTBXH ngày 15/02/2007 về việc thành lập Trường Cao đẳng Chế biến gỗ; Quyết định số 529/QĐ-BLĐTBXH ngày 03/5/2012 về việc đổi tên Trường Cao đẳng nghề Chế biến gỗ thành Trường Cao đẳng nghề Công nghệ, Kinh tế và Chế biến Lâm sản; Quyết định số 913/QĐ-BLĐTBXH ngày 20/6/2017 về việc đổi tên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ, Kinh tế và Chế biến Lâm sản thành Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Chế biến Lâm sản của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; 

Căn cứ Quyết định số 4330/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Chế biến Lâm sản;

  • Trường có nhiệm vụ đào tạo theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng , Trung cấp và sơ cấp;
  • Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động;
  • Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật - Công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Định hướng đẩy mạnh CNH,HĐH đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định rõ 6 lĩnh vực chủ yếu, trong đó một trong các lĩnh vực mà Nghị quyết nhấn mạnh đó là đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Trong những năm tới, định hướng cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là:" Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo định hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn công nghiệp với chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng xuất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp địa điểm từng vùng , từng địa phương"; "Thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực, tác động lan toả đến các vùng khác; đồng thời tạo điều kiện phát triển nhanh hơn cho các vùng kinh tế đang còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các vùng biên giới, hải đảo, Tây nguyên, Tây nam, Tây bắc".

Để đẩy mạnh chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 đã xác định đến năm 2010 trong cơ cấu nông nghiệp, tỷ lệ nông nghiệp thuần sẽ còn 50% (năm 2000: 80,7%) tỷ lệ lao động nông nghiệp sẽ giảm 18% (năm 2000: 68%; 2010: 50%) Chính phủ đã ký quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn trong đó có qui định về đào tạo nghề cho nông dân. Thực hiện Nghị quyết của Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra định hướng phát triển ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn trong đó rất chú trọng đến công tác dạy nghề: “ Phải tập trung xây dựng một số trường trọng điểm có đủ điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng dạy để đào tạo được một số đội ngũ công nhân kỹ thuật giỏi về tay nghề, đáp ứng được nhu cầu thực tiến sản xuất, giảm đến mức tối đa việc phải đào tạo lại sau khi ra trường gây lãng phí cho Nhà nước. Đặc biệt chú trọng đến thị trường nông thôn miền núi phía Bắc là nơi có nhiều thế mạnh về cây chè, cây ăn quả, cây lấy gỗ và tài nguyên rừng nhưng chưa được khai thác tốt ...”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có chỉ thị số 05/2002/BNN-TCCB ngày 07 tháng 1 năm 2002 về việc đẩy mạnh taọ nghề cho nông dân phát triển ngành nghề nông thôn và thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.

Từ năm 2001 đến nay ngành Chế biến gỗ đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu tăng với tốc độ cao, đến năm 2004, 2005 kim ngạch xuất khẩu đồ mộc và thủ công mỹ nghệ nguyên liệu từ gỗ và lâm sản khác đã vượt trên 1 tỷ đô la. Chính phủ đã có chỉ thị số 19/2004/CT-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2004 về một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ trong đó có giải pháp phát triển nguồn nhân lực: “ Bộ Lao động thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội gỗ lâm sản Việt Nam, Uỷ bân nhân dân các tỉnh thành phố xác định nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao; rà soát lại và có chính sách cải tạo, nâng cấp các cơ sở đào tạo hiện có gắn với việc bổ sung nhiệm vụ đào tạo về chế biến sản xuất sản phẩm gỗ; xem xét mở thêm cơ sở đào tạo mới ở một số địa phương có nhu cầu bức xúc, tuyển chọn và đào tạo đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và làng nghề ...”.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 1973 CV/BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2004 về việc phân công nhiệm vụ thực hiện chỉ thị 19/2004/CT-TTg của Chính phủ, giao nhiệm vụ cho “Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cho ngành chế biến gỗ, lâm sản, cho các trung tâm chế biến gỗ, lâm sản”.

Ngày 29 tháng 5 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 630/QĐ-TTg Phê duyệt chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020;

Để góp phần đẩy mạnh thực hiện đào tạo nguồn nhân lực công nhân lành nghề nhất là công nhân kỹ thuật trình độ cao, phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn đặc biệt phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cao phục vụ sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu.

Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Chế biến Lâm sản là trường dạy nghề chuyên sâu và có qui mô lớn, có uy tín đào tạo chất lượng cao về đào tạo nguồn nhân lực chế biến gỗ và một số nghề của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ trên phạm vi cả nước. Nhà trường nhận thức rõ hơn về trách nhiệm đào tạo nghề, góp phần cung cấp nguồn nhân lực có kỹ thuật và ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Để hoàn thành nhiệm vụ và đáp ứng về nhu cầu lao động có kỹ thuật của nền kinh tế thị trường và Hội nhập quốc tế toàn cầu và sự cạnh tranh khốc liệt trong công tác đào tạo. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ, kinh tế và Chế biến Lâm sản xây dựng chiến lược phát triển nhà trường với tư duy toàn diện , khoa học, lôgic và khả thi.

Trường Cao đẳng nghề Công nghệ, kinh tế và Chế biến Lâm sản rà soát điều chỉnh  bản kế hoạch Chiến lược phát triển trường trên các văn bản pháp lý như sau:

  • Luật dạy nghề đã được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006;
  • Quyết định số: 07/2006/QĐ-BLĐTBXH của bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội ngày 02/10/2006 về việc phê duyệt " Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020";
  • Chiến lược phát triển ngành của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
  • Công văn số 5560/BNN-TCCB ngày 23/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thành lập Ban xây dựng chiến lược phát triển trường, Thông báo số: 5268 TB/BNN-VP ngày 10/10/2007 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc triển khai xây dựng chiến lược phát triển trường.
  • Quyết định số1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ;
  • Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 Phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 của Thủ tướng Chính phủ;

Công văn số 1065/BNN-TCCB ngày 29/3/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc rà soát, điều chỉnh thực hiện Chiến lược phát triển trường năm 2013.

Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Công nghệ, kinh tế và Chế biến Lâm sản được xây dựng, rà soát, điều chỉnh năm 2013 dựa trên bối cảnh, hiện trạng, đúc rút kinh nghiệm hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành của trường Cao đẳng Chế biến gỗ nay là Trường Cao đẳng nghề Công nghệ, kinh tế và Chế biến Lâm sản và những dự báo, những nhu cầu phát triển trong tương lai, trên cơ sở đó đề xuất các mục tiêu Chiến lược, thời gian thực hiện Chiến lược từ năm 2008 - 2020, trong đó kế hoạch từ năm 2008- 2015 là giai đoạn chuyển đổi đóng một vài trò quan trọng.

Bản Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng  Công nghệ, kinh tế và Chế biến Lâm sản đã được rà soát, điều chỉnh, bổ sung lấy việc đào tạo con người làm trung tâm, phát triển khoa học công nghệ là yếu tố then chốt trong quá trình thực hiện và đảm bảo sự thành công của Chiến lược.

Liên kết website